Nắng nóng gay gắt, nhiệt độ vượt kỷ lục là tình trạng chung ở nước ta vào mùa hè, đặc biệt là khi tình trạng biến đổi khí hậu ngày càng trở nên phức tạp. Trước thực trạng này, điều đầu tiên có thể thực hiện đó là “đối mặt”, tiếp sau đó, chúng ta cần giải pháp lâu dài để khắc phục tình trạng này.
Chuyên gia nhận định nền nhiệt mùa hè tăng so với các năm trước
Dự báo nền nhiệt vào mùa hè năm 2024
Mặc dù chưa chính thức bước sang mùa hè nhưng trong những tháng đầu năm 2024, người dân có thể cảm nhận sự oi bức, khó chịu vào một số ngày khi nhiệt độ tăng cao. Theo số liệu được cung cấp từ Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, bắt đầu từ tháng 4, tình trạng rét, mưa phùn giảm dần tại các tỉnh thành thuộc khu vực phía Bắc, nền nhiệt tăng từ 1 đến 2 độ C so với các năm trước đó.
Dự báo về tình hình chung của mùa hè năm 2024, các chuyên gia nhận định, nắng nóng sẽ xảy ra sớm hơn với phạm vi rộng hơn. Nắng nóng xuất hiện đầu tiên ở phía Tây Bắc Bộ sau đó mở rộng sang Bắc Trung bộ và Đông Bắc Bộ. Riêng với các tỉnh thuộc khu vực Nam Bộ, đặc biệt là Trung Bộ, Tây Nguyên, khô hạn kéo dài tiềm ẩn nhiều nguy cơ cháy rừng. Đến tháng 6, nền nhiệt có thể đạt đỉnh với các đợt nắng nóng gay gắt, các cơn bão, áp thấp nhiệt đới cũng xuất hiện.
Năm 2023, nhiệt độ ngoài trời ở một số thời điểm tại Việt Nam đạt ngưỡng đáng lo ngại
Nguyên nhân khiến nhiệt độ mùa hè ngày càng cao
Nhiệt độ tăng cao khiến hoạt động sinh hoạt, sản xuất của con người chịu tác động nghiêm trọng; sức khỏe cũng bị ảnh hưởng nhất định, đặc biệt là với những đối tượng có sức đề kháng yếu như người già, trẻ em. Tuy nhiên, đây là tình trang chung trên thế giới, là hệ quả tất yếu của tình trạng biến đổi khí hậu- nóng lên toàn cầu. Theo đó, điều duy nhất mà chúng ta có thể làm là đối mặt và ứng phó.
Có một nguyên nhân chính được đưa ra để giải thích về nguyên nhân khiến nhiệt độ mùahè ngày càng đó đó là sự tồn tại của khí nhà kính. Khi lượng khí này càng dày, chúng giữ lại nhiệt của mặt trời, khiến nhiệt độ Trái đất tăg lên. Vậy, khí nhà kính sinh ra từ đâu? Đó là từ hoạt động sản xuất năng lượng, sản xuất hàng hóa, chặt phá rừng, khí thải từ phương tiện giao thông, sản xuất lương thực, nhu cầu tiêu thụ điện, … Không chỉ có nền nhiệt tăng cao, có nhiều hệ quả khác mà con người phải gánh chịu do sự gia tăng khí nhà kính đó là sự hình thành thêm nhiều cơn bão với mức độ dữ dội tăng, khô hạn kéo dài, nước biển nóng lên và dâng cao; các loài sinh vật bị tuyệt chủng, suy yếu, …
Hành động nhỏ hôm nay vì một ý nghĩa lớn mai sau, hãy hành động vì môi trường
Trước vấn đề thực tế đang phải đối mặt, con người bắt đầu hành động để giảm thiểu phát thải khí nhà kính, giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Từ những hành động nhỏ nhất như tiết kiệm năng lượng tại nhà; lựa chọn phương tiện giao thông công cộng, đi xe đạp hoặc đi bộ thay vì sử dụng xe máy, oto cá nhân; ăn nhiều rau; tái chế- tái sử dụng; lựa chọn năng lượng sạch, … chúng ta đều đã đóng góp một phần vào việc bảo vệ môi trường, cải thiện chất lượng không gian sống.