Hệ thống xử lý khí thải phòng thí nghiệm
Khí thải phòng thí nghiệm khá phực tạp, trong đó có thể được chia thành hai loại: khí thải hữu cơ và khí thải vô cơ với nồng độ khác nhau. Khí thải hữu cơ như các hợp chất hữu cơ bay hơi VOC, axeton, styren, anhydrit methylhexahydrophthalic, caprolactam, methylene chloride, hydrocacbon halogen hóa, toluene; các khí thải vô cơ như oxit, HCL, HF, H2S, SO2 và các khí thải vô cơ khác. Mặc dù nồng độ các chất không cao, nhưng do tính chất phức tạp, nên các phương pháp xử lý khí thải phòng thí nghiệm cần thực hiện qua nhiều bước, trong đó thường sử dụng tháp hấp phụ than hoạt tính.
Quy trình thực hiện dự án xử lý khí thải thu gom từ phòng thí nghiệm
- Khảo sát dự án kiểm tra tình trạng hệ thống, hiện trạng hệ thống thu gom hay mặt bằng dự án.
- Tính toán tận dụng các thiết bị sãn có nếu dự án thuộc dạng nâng cấp & cải tạo hệ thống.
- Lên phương án thiết bị phù hợp với hiện trạng thực tế khí thải sau khi khảo sát.
- Lên báo giá thiết bị lắp mới, cải tạo hoặc nâng cấp
- Lên báo giá lắp đặt & đo kiểm nghiệm thu thực tế.
- Đào tạo vận hành & bảo dưỡng định kỳ & bàn giao hệ thống cho nhà máy vận hành.
- Bảo dưỡng kiểm tra định kỳ hàng tháng, quý, năm. Căn cứ vào tình hình thực tế hoạt động của dự án.
Hệ thống thiết bị xử lý khí thải phòng thí nghiệm FAS-UVCB
Sơ đồ hệ thống thu gom & xử lý khí thải phòng thí nghiệm Fresh Air System
Khí thải phòng thí nghiệm → Ống gió thu gom → Màng lọc sơ cấp → Thiết bị khử mùi UVC quang xúc tác FAS-UV → Hấp phụ than hoạt tính FAS-CB → Quạt ly tâm → Đạt tiêu chuẩn xả thải ra môi trường.
Khí thải phòng thí nghiệm được thu gom qua hệ thống ống gió tiêu chuẩn kỹ thuật theo không gian phòng, số lượng buồng thí nghiệm, khu vực thí nghiệm sau đó khí thải ô nhiễm phòng thí nghiệm được xử lý thông qua ba bước chính.
- Trường hợp bụi, khí thải qua màng lọc bụi dạng túi, bông, hoặc bông thủy tinh, tùy vào loại phòng thí nghiệm.
- Hợp chất hữu cơ bay hơi được xử lý bằng công nghệ quang xúc tác với tác dụng cường độ ánh sáng tia UV và công nghệ PCO (kết hợp giữa UVC và màng lọc TiO2) tạo ra các gốc tự do Hydroxyl (-OH) tham gia vào quá trình phân hủy mùi.
- Các hợp chất hữu cơ, vô cơ còn sót lại được hấp phụ thông qua tháp hấp phụ than hoạt tính.
- Khí sạch sau xử lý đi qua quạt hút ly tâm để ra môi trường bên ngoài.
Trường hợp khí thải có các thành phần như axit, bazơ, cần trang bị thêm tháp hấp thụ sử dụng hóa chất tương ứng để trung hòa. Nếu lượng bụi cao, có thể sử dụng bộ lọc trung gian hoặc tháp cyclone, thiết bị lọc bụi tĩnh điện để ngăn chặn bụi có thể gây tăc hoặc hỏng bóng UV, màng lọc.