Hà Nội, sáng sớm sương mù dày đặc; có phải là hệ quả của ô nhiễm không khí

Trong những ngày đầu tháng 2, tình trạng sương mù dày đặc diễn ra liên tiếp nhiều ngày tại Hà Nội. Không ít người dân tỏ ra thích thú vì cảm giác giống như đang ở Sapa hay một vùng núi cao nào đó. Tuy nhiên, các chuyên gia cảnh báo, đây là biểu hiện của ô nhiễm không khí, thậm chí ô nhiễm nặng, yêu cầu người dân cần hạn chế ra đường trong khoảng thời gian này.

Sương mù dày đặc trong nhiều ngày liên tiếp tại Hà Nội

Thực trạng sương mù dày đặc nhiều ngày tại Hà Nội

“9h sáng, sương mù mịt, cứ ngỡ mình đang ở Sapa”. “Trời Hà Nội vẫn mù mịt sương, tầm nhìn xa 50m”, … Trên đây là một số caption được người dân đang sinh sống tại Hà Nội đăng tải trên các trang mạng xã hội. Điều này khiến nhiều người thích thú, thậm gì cố gắng lưu giữ lại một vài hình ảnh đặc biệt này.

Tình trạng sương mù dày đặc được ghi nhận diễn ra liên tiếp nhiều ngày vào đầu tháng 2 năm 2024 (4/2- 7/2), dẫn đến nhiều khó khăn cho người dân trong hoạt động đi lại, sinh hoạt. Nhiều chuyến bay quốc tế cũng như trong nước buộc phải hoãn cất cánh/ hạ cánh, thậm chí việc di chuyển trên đường bộ cũng khá khó khăn. Thực trạng này đã chấm dứt sau ngày 7/2 (đúng như dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn).

Nhiều chuyến bay phải hoãn cất cánh hoặc hạ cánh do tầm nhìn xa giảm

Chuyên gia lý giải nguyên nhân dẫn đến tình trạng sương mù

Liên quan đến vấn đề sương mù dày đặc nêu trên, không ít người dân đưa ra suy đoán về nguyên nhân. Nhiều người cho rằng đây là biểu hiện của ô nhiễm không khí. Cũng chính vì lý do đó mà người dân sinh sống tại thủ đô tỏ ra hoang mang, lo sợ về chất lượng không khí mà mình đang hít thở mỗi ngày. Tuy nhiên, nhận định của các chuyên gia có phần khác biệt, họ cho rằng, có 3 nguyên nhân khác nhau.

Một hiện tượng thời tiết khá quen thuộc với người dân tại các tỉnh Đồng bằng Bắc Bộ nói chung, Hà Nội nói riêng đó là mưa phùn, mồm ẩm. Khi mưa phùn diễn ra trong nhiều ngày, bầu trời lặng gió, không khí sẽ không có sự lưu thống cao. Chưa dừng lại ở đó, thời tiết Hà Nội những ngày cuối tháng 1 đón nhận các đợt không khí lạnh mạnh nhưng rất mỏng, vì thể, chúng chỉ làm lạnh ở lớp mỏng sát bề mặt. Khi đó, nhiệt độ không khí bề mặt thấp hơn nhiệt độ ở độ cao 900m. Tất cả các nguyên nhân trên kết hợp khiến không khí, bụi bẩm cũng như hơi ẩm cùng hội tụ ở lớp sát bề mặt. Và kết quả là tạo ra lớp sương mù dày đặc, bầu trời trắng xóa. Trên thực tế, hiện tượng sương mù dày đặc thường xuyên xuất hiện hàng nằm, chủ yếu vào mùa xuân- mùa mưa phùn tuy nhiên mức độ dày đặc có sự khác biệt tùy thuộc vào tình hình thời tiết thực tế.

Hạn chế ra đường, đeo khẩu trang là điều mà người dân cần làm vào những ngày có sương mù

Như vậy, có thể thấy, sương mù xuất hiện không hoàn toàn do ô nhiễm không khí gây ra, chúng do nhiều nguyên nhân kết hợp tạo thành. Nhưng, chúng ta phải chấp nhận một thực tế rằng, khi hiện tượng sương mù kéo dài trong nhiều ngày, bụi bẩn trong không khí sẽ không thể thoát ra mà quanh quẩn ở tầng bề mặt, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng không khí cũng như sức khỏe con người. Do đó, trong những ngày này, người dân cần hạn chế ra đường hoặc đeo khẩu trang, đặc biệt là với người già và trẻ nhỏ.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *