Mối quan hệ không thể tách rời của tình trạng ô nhiễm không khí, ô nhiễm nước, ô nhiễm đất

Đất, nước và không khí là 3 môi trường đặc biệt để tạo nên Trái đất của chúng ta ngày nay. Nếu một trong ba môi trường này bị tác động, 2 môi trường còn lại cũng gặp nhiều vấn đề khác nhau. Theo đó, khi tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra ngày càng nghiêm trọng, các chuyên gia cũng đưa ra cảnh báo về sự suy thoái môi trường đất và môi trường nước.

Có một mối quan hệ không thể tách rời giữa tình trạng ô nhiễm đất, nước và không khí

Ô nhiễm không khí là gì?

Hơn 200 tạp chí hàng đầu thế giới đã đưa ra cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí cũng như sự nóng lên toàn cầu và hệ quả mà con người đang phải gánh chịu.

Theo thông tin được đăng tải trên trang WHO, ô nhiễm không khí được định nghĩa là “sự ô nhiễm của môi trường trong nhà hoặc ngoài trời bởi bất kỳ tác nhân hóa học, vật lý hay sinh học nào làm thay đổi các đặc tính tự nhiên của khí quyển”. Như vậy, có nhiều yếu tố khác nhau góp phần dẫn đến tình trạng ô nhiễm không khí như hiện nay. Chúng có thể là khí thải từ các phương tiện giao thông, các hạt bụi mịn lơ lửng, sản phẩm từ hoạt động đun nấu trong nhà hay cháy rừng, …

Xét về tác hại của ô nhiễm môi trường nói chung và ô nhiễm không khí, ô nhiễm đất, ô nhiễm nước nói riêng, các chuyên gia đều nhận định về những hệ quả nghiêm trọng mà con người gặp phải. Cũng theo tổ chức Y tế thế giới, có tới 99% dân số toàn cầu hít thở bầu không khí vượt quá giới hạn được đưa ra bởi WHO.

Bụi mịn- một trong những thành phần gây ô nhiễm không khí hàng đầu

Ô nhiễm nước là gì?

Nước thải từ các nhà máy, khu công nghiệp, nước thải dân cư khiến các dòng sông lớn nhỏ chuyển sang màu đen với mùi hôi đặc trưng. Tình trạng này đã trở nên phổ biến ở nhiều nơi. Hiện trạng này được gọi là ô nhiễm nước.

Theo định nghĩa về ô nhiễm nước được đăng tải trên trang wikimedia, ô nhiễm nước còn được gọi là ô nhiễm thủy sinh, chúng là hiện tượng các vùng nước bị ô nhiễm, là kết quả từ các hoạt động của con người như sản xuất, sinh hoạt, … ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường nước và sâu hơn là sức khỏe con người, sự phát triển và tồn tại của các loài động, thực vật thủy sinh cũng như trên cạn. Ô nhiễm nước bao hàm cả ô nhiễm nước mặt, ô nhiễm nước ngầm.

Xả thải không đúng nơi quy định làm gia tăng tình trạng ô nhiễm nước

Tình trạng ô nhiễm nước xảy ra do sự tích lũy các chất bẩn trong một thời gian dài. Xét về thành phần chất gây ô nhiễm môi trường nước, chúng rất đa dạng và có nhiều yếu tố khác nhau cùng tác động. Các thành phần ô nhiễm như kim loại, hóa chất, chất ô nhiễm hữu cơ được xem là nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm nhưng các điều kiện như nồng độ pH, nồng độ oxy trong nước, nhiệt độ, độ mặn cũng có những tác động nhất định đến sự phân tán và phát triển mức độ ô nhiễm.

Ô nhiễm đất và thực trạng ô nhiễm đất

So với ô nhiễm nước và không khí, tình trạng ô nhiễm đất ít được nhắc tới hơn trên các kênh báo trí cũng như trang mạng bởi quá trình cũng như dấu hiệu của ô nhiễm đất được thể hiện ít hơn mà bằng mắt thường người dân gần như khó nhận biết nhưng chúng lại gây ra hậu quả sâu rộng, ảnh hưởng rất lớn đến sự tồn tại và phát triển của Trái đất.

Chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải dân sinh là 3 nguyên nhân chính dẫn đến ô nhiễm đất. Có một điều đặc biệt đó là, đất có khả năng đối phó với chất gây ô nhiễm một cách hữu hạn, sự suy thoái của đất chỉ diễn ra khi lượng chất thải quá lớn, vượt ngưỡng giới hạn, chúng nhanh chóng tác động tiêu cực đến hệ thực vật, làm giảm năng suất và chất lượng cây trồng từ đó đe dọa an ninh lương thực thế giới.

Ô nhiễm đất gia tăng ở nhiều nơi khiến đời sống sinh vật, thực vật bị ảnh hưởng nghiêm trọng

Mối quan hệ giữa ô nhiễm không khí, đất và nước

Sự liên hệ giữa môi trường đất, nước và không khí là rất chặt chẽ, tác động trực tiếp đến hệ sinh thái trên Trái đất. Rõ ràng, nếu chỉ một môi trường bị suy thoái, những môi trường khác cũng bị ảnh hưởng và người chịu tác động cuối cùng chính là con người cũng như các loài động vật, thực vật đang tồn tại trên Trái đất. Khi tình trạng ô nhiễm môi trường đất xảy ra, các hợp chất dễ bay hơi được giải phóng vào trong khí quyển. Ngược lại, tình trạng ô nhiễm không khí bởi đốt nhiên liệu hóa thạch tạo ra một hiện tượng đó là mưa axit, lượng axit này đi vào trong đất, làm phá vỡ vật liệu hữu cơ, gây hại cho vi sinh vật. Lượng hóa chất này tiếp tục đi tới mạch nước ngầm, tiếp cận ao hồ, đại dương, … Chưa dừng lại ở đó, khi lượng nito và phốt pho trong đất quá cao, chúng cũng đi vào trong nước, dẫn đến hiện tượng tảo nở hoa, lượng oxy trong nước giảm.

Chung tay- Góp sức bảo vệ môi trường là bảo vệ chính con người

Không có một giải pháp nào hoàn chỉnh để có thể xử lý toàn bô các chất gây ô nhiễm đang tồn tại trong môi trường. Điều duy nhất con người có thể làm là giảm thiểu tối đa chất thải ra môi trường cũng như khắc phục hệ quả mà chúng ta đã tạo ra. Kiểm soát ô nhiễm, giảm thiểu chất thải ngay tại nguồn được xem là phương pháp bảo vệ môi trường hoàn hảo. Dù với môi trường đất, nước hay không khí, đều cần có những quy trình xử lý chất thải từ các nhà máy, khu dân cư nghiêm ngặt trước khi xả thải ra môi trường tự nhiên.

Ozone được xem là một trong những hóa chất hỗ trợ tích cực trong việc xử lý chất gây ô nhiễm hiện nay. Mặc dù, sự tồn tại của khí ozon ở bề mặt Trái đất được xem là chất ô nhiễm nhưng với đặc tính oxy hóa khử mạnh, dễ dàng phân hủy, ozone đã và đang được ứng dụng trong các hệ thống xử lý khí thải, xử lý nước thải phổ biến ở nhiều nơi trên thế giới. Tại Việt Nam, nhiều hệ thống ozone xử lý khí thải đã ra được, mang đến lợi ích tích cực cho doanh nghiệp trong quá trình xử lý chất thải, đáp ứng tối đa các yêu cầu của nhà nước.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *